Phái đoàn Liên hiệp Đại học Công giáo Quốc tế thăm Học viện Công giáo Việt Nam

HỌC VIỆN CÔNG GIÁO VIỆT NAM – Thứ Sáu 3/3/2017, Giáo sư François Mabille, Tổng Thư ký Liên hiệp Đại học Công giáo Quốc tế (International Federation of Catholic Universities - IFCU) và Cô Monserrat Alom, Trưởng ban Dự Án của IFCU, đã đến thăm Học viện Công giáo Việt Nam (HVCGVN). Ngay buổi sáng khi vừa đến Việt Nam, Giáo sư Tổng Thư ký và vị Trưởng ban Dự Án của IFCU đã thăm Cơ sở của HVCGVN và buổi chiều có cuộc gặp gỡ chân thành và cởi mở với Đức cha Viện trưởng HVCGVN Giuse Đinh Đức Đạo, Đức cha Phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn Giuse Đỗ Mạnh Hùng (ngài là chỗ quen biết phái đoàn do Cha Trưởng khoa Thần học Học viện Công giáo Paris giới thiệu) và cha Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng, Tổng Thư ký HVCGVN. Chuyến thăm đã mở ra viễn tượng tích cực cho Học viện.
Giáo sư Mabille cho biết mục đích của chuyến thăm là để IFCU hiểu thêm tình hình HVCGVN: những khó khăn và những nhu cầu cụ thể; đồng thời IFCU tìm cách hỗ trợ cho Học viện trong giai đoạn khởi đầu còn nhiều khó khăn. Đức cha Viện trưởng đã trình những nét chính yếu về Học viện: Sơ lược lịch sử hình thành HVCGVN, mục đích hoạt động của Học viện, chương trình, các chuyên ngành, việc tuyển sinh, ban giáo sư và các hoạt động khác. Các Đức cha cũng trình bày những khó khăn của Học viện hiện nay trong dự án lập thư viện ebooks và Chương trình Anh ngữ, đào tạo thường huấn cho các giáo sư... Theo Giáo sư Mabille, IFCU sẽ có những giúp đỡ cụ thể cho Học viện về giáo viên giảng dạy ngôn ngữ, bước đầu là bộ môn tiếng Anh và sách cho thư viện online, cũng như giúp thực hiện các nghiên cứu khoa học phục vụ cho mục vụ giáo dục và giới trẻ...
Liên hiệp Đại học Công giáo Quốc tế là tổ chức hiện có hơn 221 thành viên bao gồm đại học và học viện Công giáo trên toàn thế giới và là một Hiệp hội các Đại học Công giáo lâu đời nhất. IFCU được thành lập vào năm 1924, được Toà Thánh chuẩn nhận vào năm 1949. IFCU có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức giáo dục Đại học Công giáo, nghiên cứu và hành động cho sự phát triển tri thức, xây dựng xã hội và con người toàn diện, được Liên Hiệp Quốc công nhận như tổ chức Quốc tế Phi Chính phủ vào năm 1952.


bài liên quan mới nhất

- Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng (11/5): Cầu nguyện cho các ơn gọi
-
Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV -
Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn -
Đức Thánh cha Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma -
Chúa nhật 18/5, Thánh lễ khai mạc triều Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Lêô XIV -
Bài giảng lễ của Đức Thánh Cha Lêô XIV trong Thánh lễ cử hành với các Hồng y cử tri -
Ký ức của Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV về Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô -
Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5)
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y