Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Quy luật giải thích hiện tượng văn hóa Việt Nam
QUI LUẬT
GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG
VĂN HÓA VIỆT NAM
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
Dẫn nhập
Qui luật là những hiện tượng lặp đi lặp lại trong cuộc sống, mang tính khách quan, hợp lý và trật tự. Ví dụ: Sinh-tử; nước bốc hơi-mây-mưa. Qui luật còn là con đường mà con người khám phá, hình thành, nhận thức, chấp nhận và vận dụng chúng trong cuộc sống thực tiễn. Ví du: Nhân quả, cân bằng. Lỗ Tấn: “Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi”. Còn hiện tượng văn hóa là những sự kiện biểu hiện ra bên ngoài của văn hóa, mà người ta có thể quan sát, nhận biết được. Hiện tượng văn hóa thì rất phong phú. Chúng ta cần những qui luật giải thích và giúp các Nước, đặc biệt là Phương Tây hiểu Văn hóa Việt Nam qua các hiện tượng ấy. Sau đây, tôi xin chia sẻ mục vụ về một số qui luật giải thích hiện tượng văn hóa Việt Nam.
Qui luật và giải thích
Huyền thoại tiêu biểu
1. Lạc Long Quân và Âu Cơ: Cộng đồng và cá nhân
2. Thánh Gióng: Chống xâm lược
3. Sơn tinh Thủy tinh: Chống lũ lụt.
Giải thích một số hiện tượng văn hóa
Ba huyền thoại trên, là ba qui luật đầu tiên, giúp chúng ta hiểu và có thể giải thích các hiện tượng văn hóa của chúng ta cho người khác và nhất là cho các nước Tây Phương.
Huyền thoại Lạc long Quân-Âu cơ
Diễn tả tính cộng đồng và tính cá nhân: Từ đó, tạo nên tinh thần đoàn kết toàn dân, lòng yêu nước nồng nàn và khao khát độc lập, chủ quyền Dân tộc: “Hy sinh tất cả, để Dân Tộc được tự do, không bị nô lệ”; “Thà làm quỷ nước Nam hơn làm vương đất Bắc”[1]. Hiện tượng Dân tộc Việt Nam rất đoàn kết, nhưng lại cực kỳ chia rẽ? Giải thích thế nào? Tính cộng đồng: Một bọc, chỉ “Đoàn kết là bản chất”; một trăm con: tính tự trị, cá nhân, chỉ sự chia lìa cha mẹ, con cái, cũng từ thủa ban đầu. Đoàn kết và chia lìa là vì lý tưởng, tầm nhìn tương lai, mở mang bờ cõi, phát triển và bảo vệ biên cương ngoài Biển và trên vùng sơn cước. Phát huy vai trò cá nhân và hài hòa giữa cộng đồng và cá nhân, nghiêng về vai trò mẫu hệ. Khi có nguy cơ xâm lược và lũ lụt thì lòng yêu Nước trồi lên và tinh thần đoàn kết toàn dân là số một. Thế giới thường hay hiểu lầm tính đặc trưng này, nên dễ nảy sinh ý đồ xâm lược Việt Nam. Cuối cùng dẫn tối bại vong. Lịch sử chứng minh chân lý này. Có bức tượng Phật “Nghìn mắt nghìn tay”, ý nghĩa tại sao? Kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp. Kinh nghiệm: “Con mắt nhà nông phân bón ruộng đồng; đông tay hơn hay làm”. Tính thới vụ rất cao. Toàn thể mọi người đều ra đồng, gặt, suốt, phơi, rê, đem về bồ. Nhất là khi bị mưa: Vô cùng khần trương.
Huyền thoại thánh Gióng
Bộc lộ lịch sử nước ta luôn có chiến tranh xâm lược. Nhưng luôn ẩn dấu những nhân tài cá nhân thần thánh chống giặc và chiến thắng. Nhiều lý do, ví dụ, con người Việt Nam rất hài hòa, có duyên, lại ưa phục vụ. Đất nước giàu vẻ đẹp thiên nhiên, rất trù phú, nhiều tài nguyên độc đáo ẩn sâu dưới Biển và dưới núi đồi. Rồi, người ta cứ nghĩ Việt Nam rất chia rẽ. Thực ra đó chỉ vì cuộc sống riêng tư, cá nhân, hạnh phúc gia đình.
Huyền thoại Sơn tinh và Thủy tinh
Mỵ Nương và Sơn tinh – Thủy tinh. Biểu hiện tính lũ lụt, vượt lũ, sống chung với lũ. Và đồng thời thể hiện con người Việt Nam rất chung thủy và chăm lo bảo vệ hạnh phúc gia đình[2].
Môi trường
Địa lý: Việt Nam ở ngã tư Đông Nam Á, nơi hội tụ giao lưu của các nền văn minh.
Khí hậu: Nóng, mưa nhiều, ẩm thấp, sông nước
Giao thông: đi lại khó khăn, di chuyển bằng ghe thuyền. Phát triển kém.
Kinh tế: Gốc nông nghiệp, trồng cây, lúa nước. Tính thời vụ: “Đông tay hơn hay làm”. Phật nghìn mắt nghìn tay: “Con mắt nhà nông, phân bón ruộng đồng”.
Giải thích một số hiện tượng văn hóa
Trong nghệ thuật múa, người Việt hay thể hiện tay nhiều hơn chân, giải thích? Nghệ thuật thể hiện cuộc sống. Múa tay nhiều vì bàn tay cấy lúa. Kinh tế nông nghiệp, trồng lúa. Cấy lúa thường dùng tay.
Người Việt thường mặc áo dài, áo bà ba, mỏng và hở lườn, trông rất xinh. Áo mỏng, xẻ tà có khêu gợi quyến rũ quấy nhiễu tình dục? Chúng ta biết, khí hậu nóng ẩm. Trang phục đáp ứng nhu cầu, cần mặc mỏng để đỡ nóng lực, ít ra mồ hôi.
Đóng khố? Mặc váy? Vì chúng ta sống trong vùng sông nước, mưa nhiếu, đi lại thường bằng ghe thuyền, nếu đi xa. Đi gần thường hay lội qua sông, qua suối. Đóng khố, mặc váy là tiện nhất.
Hay đi trễ? Mưa nhiều, chờ tạnh mới đi được; lội qua suối, sông, thường phải chờ nước trong lại mới có thể thấy nông sâu và quyết định qua. Nên thường hay đi trễ. Ngoại quốc có câu: “Không trễ không phải người Việt nam”. Nhưng hiện nay đã có phong cánh Tây hơn nhiều: “Đúng giờ”. Trễ là thiếu bác ái và công bằng: Làm phiền lòng người khác và có lỗi vì bắt người ta chờ.
Nhận thức tư duy
Nhận thức tư duy tổng hợp, biện chứng, chú trọng tới các mối quan hệ. Tính cộng đồng và tính cá nhân tạo nên lối tư duy tổng hợp và linh hoạt. Tiến đến tư duy dung hợp, có biến đổi. Sau cùng là tư duy tích hợp, kết hợp nhuần nhuyễn, nhưng vẫn giữ vững gốc.
Giải thích một số hiện tượng văn hóa
Do đó, người Việt Nam có tài pha chế, lắp ghép, cải tạo, tiếp biến, cả vật chất lẫn tinh thần. Dung hợp mọi tôn giáo: tất cả các tôn giáo vào Việt Nam, đều được tiếp nhận và phát triển. Khác với một số nước, Kitô giáo không mấy phát triển. Sống theo triết lý Âm Dương: với lối sống quân bình, hài hoà với bản thân, môi trường, xã hội. Thiên về Âm tính, trọng Tình, trọng Nữ.
Tổ chức
Trước hết là tổ chức gia đình. Người phụ nữ giữ vai trò cao hơn nam giới: “Tay hòm chìa khoá”; “Chính phủ quần thâm”. Thứ đến là tổ chức xã hội. Nguyên tắc: “Ổn định phát triển”. Nhưng xu thế ưa ổn định nổi trội hơn xu thế ưa phát triển. Âm mạnh hơn Dương. Việt Nam không hề bị đồng hoá.
Giải thích một số hiện tượng văn hóa
Tại sao người Việt trọng nhà, trọng bếp và trọng phụ nữ. Tất cả bắt nguồn từ gốc nông nghiệp, nền kinh tế lúa nước, khí hậu nóng nắng, mưa nhiều, gió bão, nên cần có nơi trú ẩn, che nắng che mưa. Mỗi khi đi đồng về, thường hay rét mướt, cần có một nơi sưởi ấm. Người chăm lo, quạnh quẽ gia đình không ai hơn phụ nữ.
Ứng xử
Trong đối nội: năng động, linh hoạt, giống như nước. Có khả năng thích nghi cao độ với mọi tình huống, mọi biến đổi. Ổn định là nền cho linh hoạt hiệu quả: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến; và tuỳ cơ ứng biến”. Ví dụ: Đất “Ổn định”; Nước “Linh hoạt”, luồn lách chảy vào khắp mọi nơi, nó không có hình dáng nhất định, có khả năng thích nghi cao, luôn hướng tới sự quân bình. Trong đối ngoại: mềm dẻo, hiếu hoà. Trọng văn hơn võ. Trong giao tiếp: Coi trọng tình cảm hơn lý trí, tinh thần hơn vật chất. Ưa tế nhị, kín đáo, hơn sự rành mạch, thô bạo, vòng vo tam quốc; nói vậy, không phải vậy; hay cười.
Giải thích một số hiện tượng văn hóa
Hay cười, cười trừ? Trọng tình, sợ mất lòng.
Cận lân? Trọng quan hệ. “Thứ nhất cận lân, thứ nhì cận thân”; “Bán anh em xa mua láng giềng gần; tối lửa tắt đèn có nhau”.
Tại sao người Việt thích quà? Đi đâu xa về, thường hay có quà. Lý do: Biểu hiện tình cảm cận lân.
Người Việt hay cho qùa các nước cận lân? Ngày xưa có tên gọi là “Triều Cống” nay hiểu theo văn hóa là “Quà Biếu”.
Địch thua, nhưng ta vẫn cung cấp lương thực khi địch rút, không phải vì yếu thế, đề phòng tái xâm lược, nhưng vì văn hóa: “Hiếu hòa, tình nghĩa”. Nên sống có trước có sau. Và sống theo bài học về Biển: “Điều gi đất đai chia cắt, Biển nối kết lại”[3]. Việt Nam là Biển, nên “Tứ hải giai huynh đệ”.
Kết luận
Phát huy: Đoàn kết, nhân ái và đức hạnh. Sống “Chiến đấu và chiến thắng”: “Giữ vững độc lập, chủ quyền”. Bảo vệ lòng chung thủy và hạnh phúc gia đình, đối với Dân tộc và thế giới. Chứng tá Tin mừng Yêu thương Toàn cầu, và thực thi bác ái Samari: Liên đới trách nhiệm và yêu thương phục vụ, vì mọi người là anh em, con cùng một Cha, sống chung một nhà.
Cảnh giác: Chia lìa vì ích kỷ, cục bộ địa phương./.
Truyền thông TGP/SG tháng Mười Một, 2022
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
bài liên quan mới nhất
- Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành hoàn vũ - Nền văn minh biển & phụ nữ
-
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành toàn châu lục: Văn hóa - Khoa học -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Đào luyện tín hữu giáo dân trong thời hoàn vũ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Tín hữu Giáo dân thời hoàn vũ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Người lãnh đạo tài khủng hoảng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ Đức tin tròn đầy và trong sáng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ cử hành Phụng vụ thánh -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ nên Thánh -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Chầu Thánh Thể -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Thời ngôn sứ - Tiên tri Giáo dân xuất hiện
bài liên quan đọc nhiều
- Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Gia đình Hiệp Hành
-
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Thời ngôn sứ - Tiên tri Giáo dân xuất hiện -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe người nghèo, bệnh tật, đau khổ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo hội hiệp thông và tăng trưởng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Hiệp Hành -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Một thoáng bên thềm Thượng Hội đồng 2023 -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành 2023 - Như không có hồi kết -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành - Văn hóa 'nói dối đạo đức' -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ con người Việt Nam -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Tiến trình tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, 2023