Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành 2023 - Như không có hồi kết
HIỆP HÀNH 2023
NHƯ KHÔNG CÓ HỒI KẾT
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
Dẫn nhập
Thượng hội đồng sắp tới: “Hiệp hành, hiệp thông, tham gia, sứ vụ” tại Vatican vào tháng 10 năm 2023 sẽ không có kết thúc. Bởi vì một khi tiến trình đã bắt đầu, nó sẽ tiếp tục, thậm chí sau ngày 23tháng 10[1]. Quả thực, Giáo hội luôn nỗ lực trở thành chứng tá Kitô giáo, trong việc loan báo Tin mừng và tính hiệp hành[2]. Sau đây, tôi xin chia sẻ mục vụ về: “Hiệp hành 2023, như không có hồi kết”.
Nội dung
Giáo hội hiệp hành là một diễn đàn bày tỏ những bất đồng, chia sẻ những nỗi sợ hãi, niềm vui, sự chắc chắn, nghi ngờ và ước mơ của Dân Chúa. Rõ ràng, có những ước mơ có thể thành hiện thực, có những ước mơ không thể. Có những ước mơ có thể thành hiện thực vào ngày mai, có những ước mơ cần thêm thời gian. Không có gì phải lo lắng, khi chúng ta tôn trọng các nguyên tắc căn bản của Giáo hội Công giáo. Và Thượng hội đồng không thể bỏ qua những câu hỏi khó. Đức Hồng Y Grech chỉ ra rằng: “Không nên để gì dưới tấm thảm” trong cuộc thảo luận của Thượng hội đồng và mọi người phải được tự do trình bày các vấn đề Vatican suy xét. Ngài nói thêm rằng trong Thượng hội đồng: “Tất cả các tài liệu đến văn phòng của chúng tôi sẽ được trình lên Đức Thánh Cha”, và khẳng định: “Không ai bị loại trừ” miễn là họ “muốn trở thành môn đệ của Chúa Giêsu”. Ngài nhấn mạnh: “Nếu không trở thành một Giáo hội hiệp hành, cùng nhau lắng nghe và phân định, chúng ta sẽ rất khó giải quyết, rất khó để đi sâu hơn về mặt thần học và vào một số vấn đề mà mọi người đang đặt ra”. Chúng ta xác tín: Giáo hội của Chúa Kitô xây dựng, nên không sợ thất bại. Và Công đồng khằng định hướng đi của mục vụ: “Ân sủng -Thực tại”. Có ơn Chúa và cũng có những phương thế khôn ngoan khoa học hiện tại bổ trợ. Hơn nữa, theo văn hóa Việt Nam, “Lịch Cố Hàn”, gồm không gian 12 con giáp, nhân với thời gian ngũ hành, thành chu kỳ vận niên, 60 năm. Một vòng đời: “Tròn trịa, khôn ngoan, kinh nghiệm nhất”. Những người ở dộ tuổi lục tuần, được ngồi chiếu trên, không phải đóng thưế, vì có nhiệm vụ giảng dạy về kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp cho thế hệ sau. Tương tự, chu kỳ vận niên 60 năm Công đồng Vat. II, 1962-2022, 60 năm + 1 (2023). Chúa có mặt trong lịch sử loài người, qua Thần Khí, theo ngả Văn hóa. Vì thế, chúng ta tin rằng có Chúa Thánh Thần hiện diện trong Thượng Hội đồng giám mục thế giới 2023, nên không thể thất bại. Và không dừng lại. Theo bản đồ phát triển kinh tế Đông-Tây, 1275, thế giới đã có ba lần gặp nhau. Lần này, ngàn năm thứ ba, từ 2001, gọi là nền văn minh Biển. Đông-Tây gặp nhau ở Châu Á Thái Bình Dương. Biển Đông bắt đầu dậy sóng. Nắm bắt thông tin này, từ đó, người ta định hướng: Việt Nam, ở ngã tư Đông Nam Á, hầu hết là biển, nên là điểm dừng, nơi hội tụ của nền văn minh mới. Rồi định hình: Một triết lý giáo dục, lẽ sống và phạm trù đào luyện, đáp ứng tương lai: “Tâm linh-khoa học”. Tâm linh là Đông; khoa học là Tây. Thứ đến, là định hành, theo phương thức: “Nhận thức - Đào luyện”. Thành lập Ban mục vụ Hiệp Hành hậu THĐGMTG 2023 tại các Châu, trong Đại học Công giáo, và sử dụng hệ thống hóa tối đa các phương tiện truyền thông, giáo dục đại chúng. Trong Giáo hội, có phân công đồng trách nhiệm các ban phục vụ, khởi đi từ gia đình, giáo xứ, giáo phận, tòan quốc thực thi mô hình hiệp hành, xây dựng một thế giới toàn cầu, một ngôi nhà chung, trong đó, mọi người là anh em. Có lượng giá và rút ra bài học khôn ngoan. Tiếp tục “Tổ chức vận hành, thăng tiến bằng hành động cụ thể và như không có hồi kết”.
Về mặt Tâm linh: Thành lập Hội: “Cầu nguyện và hy sinh”, dành cho người già, người đau khổ, bệnh tật và người săn sóc bệnh nhân. Đặc biệt tổ chức “Hội Gáo Dân chầu Thánh Thể”[3] trong toàn thể Giáo hội, 24/24, mỗi phiên 2 người, như một số giáo xứ ở một số nước, đã thực hiện, nhất là Giáo hội Hoa Kỳ. Họ đang chuẩn bị tổ chức Đại hội Thánh Thể toàn quốc, 2024, dù đa số giáo dân không tin Bí tích Thánh Thể. Hoặc mỗi tuần một giờ, thinh lặng trước Thánh Thể, theo ước muốn của Mẹ thánh Têrêsa Calcutta. Gương Chân phước Carlô Acutis: “Thánh Thể và vi tính”. Cùng nhau đón nhận Thánh Thần, theo điều kiện của Công đồng Vat. II: “Ai càng yêu mến Giáo hội, càng có Chúa Thánh Thần”. Lan tỏa phục vụ yêu thương của Giáo hội Chúa Kitô, nhất là trong lúc con thuyền Giáo hội bị nền văn minh Biển thử thách, vùi dập.
Về mặt Khoa học. Thành lập bộ máy mục vụ: Tổ chức, nhân sự, chức năng, nội dung cụ thể; thành lập ban kinh tế, tài chánh vận hành bộ máy. Nhìn nhận công khai, đối với phụ nữ, và nếu cần, trả tiền công thích đáng hơn cho Quí chức, các nhân viên phục vụ giáo hội; đạc biệt cho các phụ nữ đang lãnh đạo và phục vụ trong Giáo Hội. Cũng có thể chấp thuận việc thiết lập các quy định để giáo dân chia sẻ Lời Chúa. Cần có hành động bảo vệ khả năng sinh tồn và bền vững môi trường, hể sinh thái trong các giáo phận, giáo xứ, dòng tu. Và về các thừa tác vụ. chúng ta cần tìm cách phát triển các đặc sủng của những người được thụ phong: tác vụ thừa tác và của tất cả những người đã lãnh phép rửa trong Giáo Hội; tác vụ cộng đồng, nhằm thúc đẩy sứ mệnh của Giáo hội ngày nay. Các đề nghị được chia thành nhiều nhóm, ví dụ: Nhóm Hòa giải; cấp bằng chứng nhận cho các thừa tác tác vụ trong Giáo hội; nghiên cứu khủng hoảng lạm dụng; hình thức đa dạng của đời sống hôn nhân và gia đình; khuynh hướng tình dục và xác định phái tính, chấp nhận “nhu cầu cấp thiết” phải phát triển một “hệ sinh thái toàn diện của sự sống”, điều mà Đức Giáo hoàng gần đây gọi là “hoán cải sinh thái” và âm vang trong tâm trí một lối sống: “Tích hợp thiên nhiên, trái đất và con người”. Và còn các chủ đề khác, như truyền giáo, làm nhân chứng cho phẩm giá bình đẳng của phụ nữ và nam giới; việc thành lập khoa mục vụ đào tạo phụ nữ có ơn gọi lãnh đạo; cân bằng nữ và nam giới trong việc quản trị và chăm sóc con người, giáo hội, thế giới môi trường của Thiên Chúa.
Đề nghị
1. Hãy đi rao giảng – Bằng chứng tá Tin mừng- khắp tứ phương thiên hạ cho mọi tạo vật.
2. Theo định hướng Công đồng Vat. II: “Ân sủng và thực tại”. Rồi theo định hình, qua Giáo huấn Giáo hội: Xây dựng một ngôi nhà chung, một thế giới và một nhân loại. Với phương châm: “Bốn bể đều là anh em, sống tình huynh đệ và tình bằng hữu xã hội”.
3. Đào luyện, đặc biệt giới trẻ định hành: Sống nền văn minh Đông-Tây hài hòa; mở rộng tầm nhìn phát triển kinh tế Ấn Độ- Châu Á Thái Bình Dương; Việt Nam hội tụ và tỏa sáng trong khối Đông Nam Á, đoàn kết và thịnh vượng.
4. Chầu Thánh Thể[4] - Yêu mến Giáo hội Chúa Kitô - đón nhận Thánh Thần. Thánh Thể “Là bản toát yếu và tổng luận của đức tin”[5]; và “Là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu”[6]. Thánh Eymard: “Có Thánh Thể là có tất cả”; kinh nghiệm bản thân Đức cố Hồng Y đáng kính Phanxico Thuận: “Còn Thánh Thể là còn tất cả”. Thánh Clara. Trong các bức hình, người ta thường thấy Thánh Clara đang cầm một mặt nhật hoặc bình đựng Mình Thánh. Điều này gợi nhớ lại thời điểm thánh nhân đặt Thánh Thể ở cửa trước của tu viện để ngăn chặn và đẩy lui sự tấn công nhà dòng của quân đội hoàng đế. Sự khao khát Thánh Thể của Thánh Clara càng mãnh liệt hơn, vì theo thực hành vào thời Trung cổ, tín hữu chỉ có thể được rước Thánh Thể một số ít lần trong năm. Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ca ngợi rằng “Cả cuộc đời Thánh Clara là một Bí tích Thánh Thể” do thánh nữ tiếp tục ‘tạ ơn’ Thiên Chúa trong lời cầu nguyện, ngợi khen, khẩn nài, dâng hiến và hy sinh”. Thánh giáo hoàng Piô X: “Để Chúa Giêsu giải quyết”. Ngài đã nỗ lực củng cố đức tin của người Công giáo qua việc đặt ưu tiên giảng dạy giáo lý, cải cách phụng vụ, và một trong những điểm nổi bật là tăng cường lòng nhiệt thành đối với Bí tích Thánh Thể. Ngài nhấn mạnh đến việc rước Thánh Thể đều đặn và sốt sáng, vì “Sự kết hợp với Chúa Kitô được củng cố, đời sống thiêng liêng được duy trì dồi dào hơn, tâm hồn được ban tặng thêm nhiều nhân đức, và lời cam kết về hạnh phúc vĩnh cửu được ban cho người nhận một cách chắc chắn hơn”. Chính thánh nhân bãi bỏ tập quán chỉ những thiếu niên thanh niên mới được rước lễ lần đầu, khi cho trẻ em được phép rước lễ lần đầu sớm hơn, nghĩa là khoảng 7 tuổi, là độ tuổi được xem là có thể dùng lý trí. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Là người nhận thức rất rõ về những hoa trái mà Bí tích Thánh Thể mang lại. Huấn quyền của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II phản ánh động lực thúc đẩy việc canh tân Bí tích Thánh Thể trong đời sống Giáo hội, để người Công giáo có thể nhận ra Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống và hoạt động của Giáo hội. Ngài mời gọi người Công giáo “Hãy để Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể nói với trái tim chúng ta, ” vì “Chính Chúa Giêsu là câu trả lời đích thực của cuộc sống mà chúng ta đang kiếm tìm. Người là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Hãy tìm kiếm Người không mệt mỏi, tiếp nhận Người không e ngại, và yêu mến Người không gián đoạn: hôm nay, ngày mai, và mãi mãi!”. Ngài lập Hội Giáo dân Chầu Thánh Thể, 1991, và ước mong việc chầu Thánh Thể được thự hiện trong toàn thể giáo hội. Thánh Têrêxa Calcutta: “Tôi nài xin Mẹ chí thánh soi lòng cho các linh mục mở cửa nhà chầu, chầu Thánh Thể; tôi xin mỗi người ngồi im lặng đối diện với Thnh Thể, một giờ một tuần: “Thánh Thể đã đưa chúng tôi đến gần nhau. Chúng tôi yêu thương nhau hơn, nhưng chúng tôi yêu thương người nghèo bằng niềm tin và tình yêu lớn hơn, và sâu sắc hơn”. Chân Phước Carlo Acutis, 15 tuổi, nhưng đã làm say đắm biết bao người Công giáo kể từ khi được phong chân phước năm 2020. Là người có một tình yêu rất nồng nhiệt đối với Chúa Giêsu Thánh Thể. Carlo gọi Thánh Thể là “xa lộ lên thiên đàng của tôi”. Quyết tâm ưu tiên cuộc sống của mình xung quanh Bí tích Thánh Thể, cậu tham dự Thánh lễ mỗi ngày từ khi lên 7 tuổi, và luôn dành thời gian mỗi ngày để chầu Thánh Thể. Quá say mê các phép lạ Thánh Thể qua các thế kỷ, Carlo cố gắng đi thăm viếng và ghi lại các phép lạ Thánh Thể. Hơn nữa, thông qua việc dùng kỹ thuật số như một công cụ tông đồ, Carlo đã thiết kế các trang web nhằm lan tỏa tình yêu của mình đối với Thánh Thể và khuyến khích mọi người cũng làm như thế bởi vì “càng rước lễ chúng ta sẽ càng nên giống Chúa Giêsu hơn”. Ngài nói: “Hướng về mặt trời, sức nóng làm da ta sạm nắng, hướng về Thánh Thể, Chúa Giêsu Thánh thể làm cho ta trở thành những vị thánh”[7].
5. Mục vụ Việt Nam. Phát sinh từ tính tự trị, óc cục bộ địa phương, khởi đi từ óc Ba Miền, gốc gác xứ sở xét gốc bổ nhiệm lãnh đạo. Đó là một trong những cản trở phát triển Dân tộc, thời đại toàn cầu hóa. Quyết tâm, triệt để, dứt khoát cải tiến hậu quả văn hóa cục bộ địa phương: “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ”; lãnh đạo có tính cục bộ phe phái, địa phương, cần khắc phục, áp dụng thuyên chuyển lãnh đạo trong đạo ngoài đời như hiện nay nhiều nước xã hội đang thực thi. Việc làm này, đòi hỏi bản thân người lãnh đạo phải có thực tài và “Khôn ngoan, can đảm, tầm nhìn”. Kinh nghiệm lịch sử Á Châu, nếu người lãnh đạo có óc cục bộ, phe phái, xin chuyển sang phục vụ lãnh vực chuyên môn, không thể ở cương vị, chức vụ lãnh đạo: “Đó là một đại họa” cho Đất Nước, cho Giáo hội, hủy diệt nhân tài thực lực. Kinh nghiệm lịch sử, đây là một trong những việc cần làm ngay trong đạo cũng như ngoài đời.
6. Trong mục vụ giáo xứ, nên thành lập “Liên khóa” và gây quĩ nuôi dưỡng, sinh hoạt, có mục đích đào tạo nhân sự lãnh đạo phục vụ trong giáo xứ, ngoài xã hội. Áp dụng luật chung nhất: “Bảo vệ sự đoàn kết Giáo xứ, đào luyện và giới thiệu người phục vụ”. Nếu có ý tưởng khác, tự động rút ra khỏi “Liên khóa”. Phục vụ vô vị lợi, lấy Đức làm trọng: “Có Đức mặc sức mà ăn”. Hệ quả, “Vô tư chính là đầu tư”. Địa phương đã được duyệt dự án bắc cầu 47 tỷ, nối liền lộ 80 với kinh Zerô, vùng Cái Sắn. Tôi hy vọng sẽ còn nhiều việc làm tốt đẹp, như bệnh viện, siêu thị, đại học... cho Người Nông Dân. Tiếp tục thực thi chương trình “Hương-Trấn” kỹ thuật số - nông thôn thành phố, tại Việt Nam.
Kết luận
Sự cần thiết của một Giáo hội chuyển động, một Giáo hội đi ra[8] loan báo Tin Mừng. Sứ mạng mà Chúa Kitô đã giao phó cho tất cả Dân Thiên Chúa. Qua bí tích rửa tội, tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh và rao giảng sứ mạng của Chúa Kitô mà Ngài lãnh nhận từ Chúa Cha. Vì lý do này, Giáo hội quyết tâm vượt mọi cám dỗ quan liêu và đặt mình trong một thái độ mục vụ đối thoại, để giải quyết các vấn đề cụ thể mà mỗi người đang đương đầu[9]. Giáo hội Việt Nam, mặc dù 27 giáo phận với rất nhiều dòng tu, tu đoàn… đã thực hiện nhiều nỗ lực chân thành để chia sẻ đức tin, giáo dục và các dịch vụ mục vụ. Trong tương lai, chúng ta sẽ là Giáo Hội mà Chúa Giêsu muốn và yêu thương. Đó là một Giáo hội “Tập trung vào Chúa Kitô” và Lời của Người; vào con người và môi trường và vào bản chất của giáo hội là loan báo tin mừng, qua con đường đối thoại và hòa giải, không thu phục, chiếm hữu tín đồ mà là chứng tá của niềm tin và tình yêu, là hai tố chất căn bản của mưu cầu hạnh phúc vững bền và lâu dài. Và cổ vũ đối thoại và hòa giải với lòng thương xót, trong một thế giới phẳng; xây dựng ngôi nhà chung, thực thi lối sống mọi người đều là anh chi em. Đặc biệt, kêu gọi đối thoại với những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, và phát triển một kế hoạch truyền giáo cho các tín hữu về sự thánh thiện hôm nay là gắn bó mật thiết với cuộc sống, với môi trường; đề cao nhân phẩm con người, quan tâm giáo dục về tính dục, hôn nhân và gia đình; hỗ trợ mọi người có cuộc sống hôn nhân và tính dục lành mạnh; và loan báo Tin Mừng, qua sự tham gia của người Công Giáo vào lãnh vực chính trị, công ích, cộng đồng và đóng góp vào cuộc tranh luận công khai về các vấn đề liên quan đến mạng sống con người. Về sự bình đẳng giữa nam và nữ, kêu gọi nâng cao vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội, bao gồm những cuộc đàm đạo nhiều hơn, và trả lương cao cho phụ nữ phục vụ vông ích, cả ở địa phương lẫn Vatican[10].
Truyền thông TGP.SG, tháng Sáu 2022
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
[1] Đức Hồng Y Grech, tổng thư ký THDGMTG 2023
[2] Đức Thánh cha Phanxicô, Tông hiến Hãy đi rao giảng Tin mừng
[3] Đức Thánh Giáo hoàng G.P II, thành lập, 1991.
[4] Đôi nét về việc cử hành lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, 17/06/2022 và osvnews.com, 13. 6. 2022)WHĐ 17.6.2022
[5] Số 1327
[6] Hiến chế Tín lý về Giáo hội khẳng định
[8] Đức Thánh Cha
[9] Vatican news, Tý Linh, Phanxicô-I, synode
[10] VietCatholic, Designed by J.B. Đặng Minh An
bài liên quan mới nhất
- Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành hoàn vũ - Nền văn minh biển & phụ nữ
-
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành toàn châu lục: Văn hóa - Khoa học -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Đào luyện tín hữu giáo dân trong thời hoàn vũ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Tín hữu Giáo dân thời hoàn vũ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Người lãnh đạo tài khủng hoảng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ Đức tin tròn đầy và trong sáng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ cử hành Phụng vụ thánh -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ nên Thánh -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Chầu Thánh Thể -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Thời ngôn sứ - Tiên tri Giáo dân xuất hiện
bài liên quan đọc nhiều
- Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Gia đình Hiệp Hành
-
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Thời ngôn sứ - Tiên tri Giáo dân xuất hiện -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe người nghèo, bệnh tật, đau khổ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo hội hiệp thông và tăng trưởng -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Hiệp Hành -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Một thoáng bên thềm Thượng Hội đồng 2023 -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành - Văn hóa 'nói dối đạo đức' -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ con người Việt Nam -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Tiến trình tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, 2023 -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Chầu Thánh Thể