Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội nghị quốc tế về Phụng Vụ

VATICAN. Sáng 5-6-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến 250 tham dự viên Hội nghị quốc tế lần thứ 9 về phụng vụ. Ngài đề cao vai trò của Phụng vụ trong việc canh tân đời sống Kitô.
Hội nghị này được tổ chức trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo Hoàng Học Viện về phụng vụ tại Đan viện thánh Anselmo của dòng Biển Đức ở Roma, và có chủ đề là “Giáo Hoàng Học Viện về Phụng Vụ giữa ký ức và tiên báo”. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có Đức Viện Phụ Tổng quyền dòng Biển Đức Notker Wolf, Cha Viện trưởng, các giáo sư và đông đảo sinh viên.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến nguồn gốc Học Viện được thành lập do sắc lệnh của Đức Gioan 23 và cơ sở giáo dục này đã đóng góp rất nhiều vào việc đón nhận và thực thi những canh tân phụng vụ sau Công đồng. Một số đông các tiến sĩ và cử nhân phụng vụ xuất thân từ Học Viện đang phục vụ Giáo Hội tại các nơi trên thế giới, giúp dân Chúa sống phụng vụ như một sự biểu lộ của Giáo Hội trong kinh nguyện, như sự hiện diện của Thiên Chúa giữa loài người.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng: “Phụng vụ của Giáo Hội đi xa hơn những cải tổ do công đồng đề ra (Sacrosanctum Concilium 1). Việc cải tổ này không phải chỉ là sự thay đổi lễ nghi và văn bản phụng vụ, nhưng còn là đổi mới tâm thức và đặt việc cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô ở trung tâm đời sống Kitô và việc mục vụ.”
ĐTC phê bình sự kiện: đối với một số vị Mục Tử và chuyên gia, phụng vụ bị coi như một đối tượng cần cải tổ hơn là một chủ thể có khả năng đổi mới đời sống Kitô, bởi vì có một liên hệ rất mật thiết giữa việc canh tân phụng vụ và canh tân toàn thể đời sống của Giáo Hội. Từ Phụng vụ, Giáo Hội kín mục được sức mạnh để sống.
Giáo Hoàng Học Viện thánh Anselmo về phụng vụ ở Roma là nơi duy nhất trong Giáo Hội cấp các văn bằng về phụng vụ (nhiều học viện khác cấp bằng về 'thần học phụng vụ'). Nhiều người Việt đã xuất thân từ Học Viện này. Cho đến nay Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả là người Việt đầu tiên đậu tiến sĩ về phụng vụ tại Học viện này. Hiện nay có 4 linh mục (Đà Lạt, Phú Cường, Sàigòn, và Los Angeles) đang học ban tiến sĩ tại đây, và một số LM khác đang theo ban cử nhân. (SD 6-5-2011)
bài liên quan mới nhất

- Lần bỏ phiếu đầu tiên: khói đen - các Hồng y chưa bầu được Giáo hoàng
-
Trực tiếp Cuộc rước vào Mật viện Bầu Giáo Hoàng (7/5) -
Bài giảng trong Thánh lễ cầu nguyện cho việc bầu chọn Giáo hoàng -
Các viên chức và nhân viên phục vụ Mật nghị tuyên thệ giữ bí mật -
Trực tiếp Thánh lễ cầu nguyện cho việc Bầu Giáo Hoàng -
Khởi đầu Mật nghị: 7 bước chi tiết -
Nhà nguyện Sistine nói về sự hiện diện của Thiên Chúa -
Phiên họp chung thứ 12: các Hồng y chú trọng vào các phẩm chất cần thiết của Giáo hoàng tương lai -
Chuẩn bị cho Mật nghị: nơi cư trú của các Hồng y cử tri; vấn đề an ninh; thông tin -
Tên của Giáo hoàng, “giấy khai sinh” của Giáo hoàng mới
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y