Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Tự sắc về vấn đề dịch các bản văn phụng vụ

WHĐ (10.09.2017) – Hôm thứ Bảy 9 tháng Chín 2017, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố một Tông thư dưới hình thức Tự sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô, sẽ bắt đầu áp dụng vào ngày 1 tháng Mười sắp tới. “Tông thư ban hành theo dạng Tự sắc Magnum Principium qua đó một số điểm của Điều 838 trong Bộ Giáo luật được sửa đổi” được Đức Thánh Cha ký ngày 03-09-2017, nhằm sửa đổi Điều 838 của Bộ Giáo luật về vấn đề dịch các bản văn phụng vụ sang các ngôn ngữ bản địa.
Kể từ Công đồng Vatican II, công việc dịch các bản văn phụng vụ đã được quy định bởi các quy luật và các hướng dẫn rất rõ ràng do cơ quan có thẩm quyền ban hành, đó là Bộ Phụng Tự thánh và Kỷ luật các Bí tích; chẳng hạn: Huấn thị của Hội đồng thực thi Hiến chế Phụng vụ, ngày 25-01-1969; Bộ Giáo luật năm 1983; Huấn thị Liturgiam authenticam ngày 28-03-2001. Căn cứ vào những kinh nghiệm trong quá khứ, đôi khi cũng khó khăn, Đức Thánh Cha cho rằng “nay là lúc thích hợp để một số nguyên tắc có từ thời Công đồng được tái khẳng định rõ ràng hơn và đưa vào thực hành”.
Một cách cụ thể, Tự sắc Magnum Principium nhằm xác định rõ hơn các vai trò của Toà Thánh và của các Hội đồng Giám mục trong công việc tế nhị và phức tạp này, vốn đòi hỏi một “sự hợp tác thường xuyên”, một tinh thần “tin tưởng lẫn nhau”, trong thái độ tôn trọng phần việc riêng của nhau. Đây là công việc bao gồm việc dịch các sách điển hình bằng tiếng Latinh, hoặc là việc thích nghi có thể liên quan đến các bản văn và các nghi thức.
Theo Điều 838 của Giáo luật đã được sửa đổi, các Hội đồng Giám mục có phận sự soạn thảo và phê chuẩn các bản dịch của các bản văn phụng vụ, các bản dịch này phải “trung thành” tôn trọng ý nghĩa của bản văn gốc. Cuối cùng, các bản dịch này sẽ được trình cho Toà Thánh để được xét duyệt hoặc chuẩn nhận.
Trong Bản Hướng dẫn đọc Tự sắc (do Đức Tổng giám mục Thư ký Bộ Phụng tự Arthur Roche viết – đi kèm với Tự sắc), Đức Tổng giám mục Roche kết luận: việc sửa đổi Bộ Giáo luật tất nhiên cũng bao gồm việc điều chỉnh Điều 64, §3 của Tông hiến Pastor Bonus cũng như quy định về việc dịch thuật. Điều này có nghĩa là cần phải duyệt lại, chẳng hạn, một vài số của Institutio generalis missalis Romani (Quy chế Tổng quát về Sách lễ Roma) và Prænotanda (Những điều cần biết trước) về các sách phụng vụ. Ngay cả Huấn thị Liturgiam authenticam, vốn quan trọng vì đặc biệt đề cập đến công việc phức tạp này và những công việc theo sau, cũng phải được giải thích -khi nó đòi hỏi sự phê chuẩn (recognitio)-, theo ánh sáng của Điều 838 mới. Cuối cùng, Tự sắc quy định rằng Bộ Phụng Tự thánh và Kỷ luật các Bí tích “cũng sẽ thay đổi các quy tắc riêng của mình trên cơ sở kỷ luật mới và trợ giúp các Hội đồng Giám mục thực thi nhiệm vụ của các ngài”.
Toàn văn Tự sắc (tiếng Latinh, tiếng Ý, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha) cùng với chú thích về Điều 838 của Bộ Giáo luật và Bản Hướng dẫn đọc Tự sắc (do Đức Tổng giám mục Thư ký Bộ Phụng tự Arthur Roche viết) đã được đăng tải trên Bollettino của Phòng Báo chí Toà Thánh tại địa chỉ: http://press.vatican.va/content/salastampa/it/bollettino/pubblico/2017/09/09/0574/01279.html
Kể từ Công đồng Vatican II, công việc dịch các bản văn phụng vụ đã được quy định bởi các quy luật và các hướng dẫn rất rõ ràng do cơ quan có thẩm quyền ban hành, đó là Bộ Phụng Tự thánh và Kỷ luật các Bí tích; chẳng hạn: Huấn thị của Hội đồng thực thi Hiến chế Phụng vụ, ngày 25-01-1969; Bộ Giáo luật năm 1983; Huấn thị Liturgiam authenticam ngày 28-03-2001. Căn cứ vào những kinh nghiệm trong quá khứ, đôi khi cũng khó khăn, Đức Thánh Cha cho rằng “nay là lúc thích hợp để một số nguyên tắc có từ thời Công đồng được tái khẳng định rõ ràng hơn và đưa vào thực hành”.
Một cách cụ thể, Tự sắc Magnum Principium nhằm xác định rõ hơn các vai trò của Toà Thánh và của các Hội đồng Giám mục trong công việc tế nhị và phức tạp này, vốn đòi hỏi một “sự hợp tác thường xuyên”, một tinh thần “tin tưởng lẫn nhau”, trong thái độ tôn trọng phần việc riêng của nhau. Đây là công việc bao gồm việc dịch các sách điển hình bằng tiếng Latinh, hoặc là việc thích nghi có thể liên quan đến các bản văn và các nghi thức.
Theo Điều 838 của Giáo luật đã được sửa đổi, các Hội đồng Giám mục có phận sự soạn thảo và phê chuẩn các bản dịch của các bản văn phụng vụ, các bản dịch này phải “trung thành” tôn trọng ý nghĩa của bản văn gốc. Cuối cùng, các bản dịch này sẽ được trình cho Toà Thánh để được xét duyệt hoặc chuẩn nhận.
Trong Bản Hướng dẫn đọc Tự sắc (do Đức Tổng giám mục Thư ký Bộ Phụng tự Arthur Roche viết – đi kèm với Tự sắc), Đức Tổng giám mục Roche kết luận: việc sửa đổi Bộ Giáo luật tất nhiên cũng bao gồm việc điều chỉnh Điều 64, §3 của Tông hiến Pastor Bonus cũng như quy định về việc dịch thuật. Điều này có nghĩa là cần phải duyệt lại, chẳng hạn, một vài số của Institutio generalis missalis Romani (Quy chế Tổng quát về Sách lễ Roma) và Prænotanda (Những điều cần biết trước) về các sách phụng vụ. Ngay cả Huấn thị Liturgiam authenticam, vốn quan trọng vì đặc biệt đề cập đến công việc phức tạp này và những công việc theo sau, cũng phải được giải thích -khi nó đòi hỏi sự phê chuẩn (recognitio)-, theo ánh sáng của Điều 838 mới. Cuối cùng, Tự sắc quy định rằng Bộ Phụng Tự thánh và Kỷ luật các Bí tích “cũng sẽ thay đổi các quy tắc riêng của mình trên cơ sở kỷ luật mới và trợ giúp các Hội đồng Giám mục thực thi nhiệm vụ của các ngài”.
Toàn văn Tự sắc (tiếng Latinh, tiếng Ý, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha) cùng với chú thích về Điều 838 của Bộ Giáo luật và Bản Hướng dẫn đọc Tự sắc (do Đức Tổng giám mục Thư ký Bộ Phụng tự Arthur Roche viết) đã được đăng tải trên Bollettino của Phòng Báo chí Toà Thánh tại địa chỉ: http://press.vatican.va/content/salastampa/it/bollettino/pubblico/2017/09/09/0574/01279.html
bài liên quan mới nhất

- "Ngài đã có một tỷ số tuyệt vời" tại Mật nghị
-
"Giám mục là một mục tử gần gũi với dân chúng, không phải là người quản lý" -
Đức Thánh cha Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma -
Chúa nhật 18/5, Thánh lễ khai mạc triều Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Lêô XIV -
Bài giảng lễ của Đức Thánh Cha Lêô XIV trong Thánh lễ cử hành với các Hồng y cử tri -
Ký ức của Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV về Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô -
Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam”
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y