Tương lai Giáo hội sẽ ra sao trong thời đại của trí tuệ nhân tạo?

WHĐ (12.06.2017) – Nhân dịp kỷ niệm 500 năm Cuộc Cải Cách Tin Lành, một mục sư người Đức đã lắp đặt một robot-mục sư tại nhà thờ Wittenberg (Saxony-Anhalt), với mục đích khơi lên cuộc tranh luận về tương lai của Giáo hội trong thời đại của trí tuệ nhân tạo.
Được trang bị một màn hình cảm ứng, BlessU-2 trông giống như một máy ATM. Nhưng điều mà cỗ máy lạ lùng này phân phối là những lời chúc lành – tên gọi của robot BlessU-2 theo tiếng Anh có nghĩa là “Tôi cũng chúc lành cho bạn”. BlessU-2 là robot-mục sư đầu tiên.
Với giọng nam hay nữ, bằng tiếng Đức, tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha hoặc tiếng Ba Lan, robot đa ngữ này có thể đọc các trích đoạn Kinh Thánh và kết thúc với một câu thân mật: “Xin Chúa chúc lành cho bạn và gìn giữ bạn!” Khi đọc lời chúc lành, robot cũng đưa hai tay lên, lòng bàn tay phát ra ánh sáng trắng, và cử động cặp lông mày.
Xin đừng nhầm lẫn: BlessU-2 không có ý thay thế cho mục sư bằng xương bằng thịt và Giáo hội của Đức không phải đã được “robot hoá” ngay đâu.
Đây chỉ là một thử nghiệm được các Giáo hội Tin Lành ở Hesse và Nassau (Đức) tiến hành nhân dịp kỷ niệm 500 năm Cuộc Cải Cách Tin Lành. Sáng chế này đã được công bố hồi tháng Năm trong khuôn khổ của một cuộc triển lãm tại thành phố Wittenberg ở Tây Nam Berlin.
Các tín hữu lo ngại
“Ý tưởng này nhằm khơi lên tranh luận”, Stephan Krebs, mục sư của giáo xứ này giải thích với tờ Guardian. Mục đích của nó là để đưa người ta đến việc “xem xét khả năng được chúc lành bởi một cỗ máy” và tự hỏi xem “liệu có còn cần đến con người hay không”.
Ở một đất nước đang thiếu mục sư, có lẽ Stephan Krebs muốn mời các tín hữu suy tư về vị trí của trí tuệ nhân tạo trong thế giới ngày mai và về đóng góp của công nghệ cho tôn giáo.
Nếu cỗ máy làm cho những người qua đường thích thú, thì nó lại khiến cho các tín hữu lo ngại; họ sợ rằng cuối cùng các mục sư sẽ bị máy móc thay thế. Stephan Krebs lấy làm tiếc rằng “những người đạo đức nhất là những người chỉ trích nhiều nhất”.
Đây không phải là trường hợp “robot hoá” đầu tiên trong giới tôn giáo. Năm 2016, một ngôi chùa Phật giáo ở Bắc Kinh đã phát triển một robot có thể tụng kinh.
Có thể xem video clip robot-mục sư tại địa chỉ: https://youtu.be/XfbrdCQiRvE
(La Croix)
bài liên quan mới nhất

- "Ngài đã có một tỷ số tuyệt vời" tại Mật nghị
-
"Giám mục là một mục tử gần gũi với dân chúng, không phải là người quản lý" -
Đức Thánh cha Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma -
Chúa nhật 18/5, Thánh lễ khai mạc triều Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Lêô XIV -
Bài giảng lễ của Đức Thánh Cha Lêô XIV trong Thánh lễ cử hành với các Hồng y cử tri -
Ký ức của Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV về Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô -
Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam”
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y