Truyền thông trong Giáo Hội: thiết lập văn hóa của sự Trong sáng

Tham luận của Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền thông Xã hội
WGPSG / ZENIT -- Rôma, Thứ sáu 30/04/2010. Trong khi Giáo Hội trải qua một “ thời điểm khó khăn”, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội ước mong rằng Giáo hội học cách xác định căn tính của mình và thiết lập nền văn hóa của sự trong sáng và của đối thoại.
Đức Hồng y Claudio Maria Celli đã kết luận điều này vào ngày 29/04/2010, trong buổi gặp mặt những người đưa Lời của Giáo Hội, tổ chức tại Đại học Giáo Hoàng Thánh Giá ở Rôma, về đề tài “ Căn tính và đối thoại.”
Được phỏng vấn trên Radio Vatican, Đức Hồng y đã gợi lại công việc truyền thông trong Giáo Hội, với ước muốn thiết lập một “nền văn hóa của sự trong sáng, chứ không của bí mật” cho dù “việc nầy đôi khi phải trả giá”. Nhắc lại bức thư của ĐTC Bê-nê-đic-tô XVI gửi Giáo Hội Ireland, ngài xác nhận ĐTC Bê-nê-đic-tô XVI mời gọi chúng ta phải “chính xác, minh bạch và trong sáng.”
“Trong thời điểm khó khăn nầy, Giáo Hội cần phải ý thức rõ ràng về căn tính của mình”. Ngài nhấn mạnh như vậy khi mời gọi xây dựng một “nền văn hóa đối thoại, tôn trọng và hữu nghị.”
“Một nhà truyền thông tốt không chỉ cần có một học thuyết rõ ràng và chứng tỏ được tính chuyên nghiệp của mình, mà còn phải hòa hợp được với cộng đồng , với Giáo hội của mình.” Ngài nói tiếp: “Chúng ta còn nhiều điều phải học”
Trước mặt khoảng 300 người có trách nhiệm về truyền thông trong Giáo Hội đang hiện diện trong buổi gặp gỡ nầy, Đức hồng y Celli nhắc nhở sự cần thiết phải “cải thiện những hình thức liên kết với nhau”. Ngài lấy làm tiếc rằng: “Ngay trong thời điểm đau đớn nầy, không phải lúc nào chúng ta cũng có được một sách lược truyền thông. Tôi nghĩ rằng trong mọi hoàn cảnh, chúng ta luôn có một điều gì đó để học hỏi. Cần có một ý chí lớn để phục vụ sự thật.”
Ngài còn nhấn mạnh: “Chúng ta không bị cô lập với nhau, vì vậy cần phải cải thiện sự phối hợp, để lắng nghe và để hiểu người khác, ngay trong lòng Giáo Hội và giới truyền thông. Những lúc khó khăn nầy giúp chúng ta hiểu nhiều hơn nữa là: chúng ta cần nhau.”
bài liên quan mới nhất

- Đức Hồng y Arizmendi: hãy cẩn trọng với trí tuệ nhân tạo!
-
Học hỏi Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 59 -
Lời nói phản ánh trạng thái tâm hồn -
Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 59 năm 2025 -
Khiêm nhường khi trực tuyến cùng với Mẹ Têrêsa -
Tác động của con người lên con người trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo -
Những bài học từ bản hướng dẫn của Vatican về trí tuệ nhân tạo -
Đứng trước thách thức mới của trí tuệ nhân tạo, Đức Tổng Giám mục Paglia kêu gọi đánh thức chủ nghĩa nhân văn châu Âu -
Buổi họp mặt đầu Xuân Ất Tỵ của Ban Mục vụ Truyền thông TGP Sài Gòn -
Suy tư của các Giáo hoàng về trách nhiệm của giới truyền thông trong việc thông tin
bài liên quan đọc nhiều

- Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ
-
Kết quả Tổng điều tra dân số 2019 -
Cậu bé 14 tuổi gặp Chúa nhờ video Công giáo -
Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông trong đời sống nhân loại hôm nay (2) -
Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình -
Học hỏi Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2023 -
Bộ Truyền Thông: Tài liệu suy tư mục vụ về việc tham gia Mạng xã hội -
Hội ngộ Truyền thông thường niên 2021 của Công giáo Việt Nam -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm: Ngày Thế giới Truyền Thông 2020 - Những bài học từ đại dịch Covid-19 -
Hiệu quả của Truyền thông Công giáo