Sứ điệp của ĐTC nhân Ngày Quốc tế người khuyết tật
Trong sứ điệp nhân Ngày Quốc tế người khuyết tật được cử hành hàng năm vào ngày 3/12, Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh quyền được chăm sóc mục vụ của người khuyết tật cũng như cổ võ sự tham gia tích cực của họ trong đời sống giáo xứ.
Chủ đề của Ngày Quốc tế người khuyết tật năm nay là “Xây dựng lại tốt hơn: hướng tới một thế giới hậu Covid-19 bao gồm người khuyết tật, dễ tiếp cận và bền vững”.
Trước hết, Đức Thánh Cha bày tỏ sự gần gũi của ngài đối với những người đang sống trong những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt trong đại dịch. Ngài lưu ý rằng những người khuyết tật nặng là những người gặp khó khăn nhất.
Từ dụ ngôn xây nhà trên đá hay trên cát trong các Tin Mừng (x. Mt 7,24-27; Lc 6,47-49), Đức Thánh Cha chia sẻ một vài suy tư.
Mối đe dọa của nền văn hóa vứt bỏ
Trước hết là mối đe dọa của nền văn hóa vứt bỏ, trong đó con người không có giá trị để được tôn trọng và chăm sóc nhưng là một hàng hóa nếu nghèo khổ và khuyết tật. Đức Thánh Cha nhắc rằng mọi người đều có sự yếu đuối và trong thực tế, có những người khuyết tật nặng đã tìm được cách sống tốt và đầy ý nghĩa. Ngài mời gọi cổ võ nền văn hóa sự sống, không ngừng khẳng định giá trị của mỗi người, đặc biệt là bảo vệ những người khuyết tật, ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh xã hội.
“Nền đá” bao gồm
Điểm suy tư thứ hai là “nền đá” bao gồm. Đại dịch đã làm nổi rõ hơn sự bất bình đẳng và chênh lệch, đặc biệt đối với những người yếu đuối nhất. Do đó theo Đức Thánh Cha, “nền đá” đầu tiên để xây dựng ngôi nhà của chúng ta là “sự bao gồm”. Và đây cũng phải là nền tảng của các chương trình và sáng kiến của các tổ chức dân sự để không ai bị loại trừ.
Đức Thánh Cha đặc biệt khuyến khích huấn luyện các linh mục, chủng sinh, tu sĩ, giáo lý viên và nhân viên mục vụ, để hiểu về những người khuyết tật, và cách sử dụng các công cụ mục vụ để giúp họ hòa nhập. Cần khuyến khích các tín hữu có thái độ chào đón, giúp đỡ và phục vụ người khuyết tật.
“Nền đá” của sự tham dự chủ động
Điểm thứ ba là “nền đá” của sự tham dự chủ động. Đức Thánh Cha mời gọi cổ võ sự tham dự tích cực của người khuyết tật. Đặc biệt, ngài nhắc lại quyền được lãnh nhận các bí tích của người khuyết tật. Mọi người phải được tiếp cận với các cử hành phụng vụ của giáo xứ. Những người khuyết tật chưa được lãnh nhận các bí tích khai tâm Ki-tô giáo phải được đón nhận và theo các chương trình giáo lý chuẩn bị họ lãnh nhận các bí tích. Người khuyết tật không chỉ là người nhận nhưng còn là các chủ thể tích cực của hoạt động mục vụ. Sự hiện diện theo khả năng của họ là một nguồn lực cho cộng đoàn. Do đó cần cho họ cơ hội được đào tạo về thần học và giáo lý.
Nguồn: vaticannews.va
bài liên quan mới nhất

- Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5)
-
Từ khói trắng đến “Habemus Papam” -
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV -
Robert Francis Prevost - Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng -
Lêô XIV là vị tân Giáo hoàng -
Khói trắng đã bốc lên từ Nhà nguyện Sistine: Chúng ta có vị Tân Giáo hoàng Leo XIV -
“Phòng Nước mắt” đã sẵn sàng chờ đợi Đức tân Giáo hoàng -
Sau 3 lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa bầu chọn được Giáo hoàng mới -
Lần bỏ phiếu đầu tiên: khói đen - các Hồng y chưa bầu được Giáo hoàng -
Trực tiếp Cuộc rước vào Mật viện Bầu Giáo Hoàng (7/5)
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y