Kỷ niệm 75 năm Thánh Kolbe chịu chết để cứu sống một người cha gia đình

WHĐ (17.08.2016) – Trong dịp kỷ niệm 75 năm Thánh Maksymilian Maria Kolbe qua đời (14 tháng Tám 1941), một nhà nghiên cứu hàng đầu về cuộc đời thánh nhân đã nói ngài là một “chứng nhân về đức ái anh hùng”. Cha James McCurry là bề trên Tỉnh dòng Phanxicô Viện tu Nữ vương các Thiên Thần tại Hoa Kỳ và là người viết tiểu sử Thánh Maksymilian Kolbe, cũng thuộc dòng này. Cha McCurry đã gặp nhiều lần và thành bạn “chí thân” của người đàn ông lúc ở trại tập trung Auschwitz đã được Thánh Kolbe hy sinh để cứu mạng.
Radio Vatican đã thuật lại cuộc tiếp xúc với cha McCurry:
Cha McCurry đã gặp gỡ và thu thập được những chứng từ trực tiếp từ những người từng quen biết thánh Kolbe, trong đó có người đàn ông mà ngài đã hy sinh để cứu mạng, tức trung sĩ Franciszek Gajowniczek, người Ba Lan, lúc ấy đã có gia đình và các con còn nhỏ.
Ông kể lại Cha Kolbe đã đứng phắt dậy như thế nào, rồi hiến mạng sống mình, vì ngài “rất xúc động trước ‘tình cảnh’ của ‘người cha gia đình này’” vốn đã bị lính Quốc xã chỉ định phải chết. Sau khi được cứu mạng nhờ hành động anh hùng của Thánh Kolbe, Gajowniczek sống sót sau cuộc Đại chiến thế giới II khủng khiếp và sống đến 93 tuổi. Cha McCurry cho biết hai người còn gặp nhau nhiều lần sau lễ phong thánh cho Cha Kolbe và ông Gajowniczek vẫn thường nói về Cha Kolbe:
“Ngài không chỉ chết cho mình tôi mà còn cho tất cả chúng ta - ngài để lại cho chúng ta một chứng từ về đức ái anh hùng”.
Cha McCurry nói Thánh Kolbe là “biểu tượng của tự do Tin Mừng” trong bối cảnh thế kỷ 20 với mọi biến động, trong đó có hai cuộc chiến tranh thế giới và sự xuất hiện của hệ thống toàn trị cộng sản.
Được hỏi về cảm nghĩ khi nhìn Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du mới đây đã ngồi yên lặng cầu nguyện trong xà lim dưới mặt đất tại trại tập trung Auschwitz, nơi Thánh Kolbe bị Đức quốc xã sát hại, cha McCurry cho biết hình ảnh đó đã gợi một “mối đồng cảm sâu xa” vì chính cha đã từng đến thăm nơi này nhiều lần và “xà lim ấy khiến người ta phải thinh lặng”. Cha nói bầu khí trong xà lim “thật linh thiêng” vì cho mọi người biết “thiện thắng được ác”, kể cả trong trại Auschwitz được Đức quốc xã lập ra để thành nơi của “bạo tàn, hận thù và tuyệt vọng”.
(Theo Radio Vatican)
bài liên quan mới nhất

- Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV
-
Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn -
Đức Thánh cha Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma -
Chúa nhật 18/5, Thánh lễ khai mạc triều Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Lêô XIV -
Bài giảng lễ của Đức Thánh Cha Lêô XIV trong Thánh lễ cử hành với các Hồng y cử tri -
Ký ức của Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV về Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô -
Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam”
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y