Giải Nobel Y Khoa gây kinh hoàng

VATICĂNG: Đức Cha Ignazio Carrasco de Paula, Chủ tịch Hàn Lâm Viên Tòa Thánh Sự Sống bầy tỏ lo ngại và phân vân trước sự kiện giải thưởng Nobel Y Khoa được trao cho bác sĩ Robert Edwards, cha đẻ của kỹ thuật thụ thai trong ống nghiệm.
Hôm mùng 4 tháng 10 vừa qua Đức Cha Carrasco de Paula tuyên bố rằng việc trao giải thưởng Nobel Y Khoa cho bác sĩ Edwards đã khơi đậy nhiều sự tán đồng nhưng cũng gây ra không ít phân vân. Riêng cá nhân Đức Cha, ngài chọn hai bác sĩ McCullock và Till, là hai người đã khám phá ra các tế bào gốc, hay bác sĩ Yamanaka là người đầu tiên tạo ra một tế bào đa năng.
Theo Đức Cha, bác sĩ Edwards đã khai mào một chương mới và quan trọng trong lãnh vực tạo ra con người, nhưng cũng mở rộng cửa cho thị trường bán các nhân tế bào, việc đông lạnh các phôi thai người trong khi chờ đợi được cấy vảo tử cung, hay bị dùng cho việc nghiên cứu, hoặc bị bỏ rơi cho chết đi và bị mọi người quên lãng. Bác sĩ Edwards khai trương một căn nhà nhưng mở lầm cửa, vì nhắm tới việc thụ thai trong ống nghiệm và ngấm ngầm cho phép việc hiến tặng hay mua bán liên lụy tới con người.
Ngày mùng 5-10 Liên hiệp quốc tế các bác sĩ Công giáo cũng đã ra thông cáo bầy tỏ sự kinh hoàng đối với việc trao giải thưởng Nobel Y Khoa cho bác sĩ Robert Edwards.
Trong thông cáo các bác sĩ Công giáo tái bày tỏ xác tín đối với phẩm giá con người được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa. Phẩm giá đó hiện hữu từ khi thụ thai cho tới lúc con người chết tự nhiên. Mặc dù thuật thụ thai trong ống nghiệm đã đem lại hạnh phúc cho nhiều cập vợ chồng không thể có con một cách tự nhiên, nhưng nó đã rất mắc mỏ đối với phẩm giá con người. Lý do vì có nhiều triệu bào thai đã được tạo dựng và loại bỏ trong tiến trình thụ thai trong ống nghiệm. Các con người ấy đã không chỉ bị sử dụng như các vật thí nghiệm được chỉ định bị hủy hoại đặc biệt trong các giai đoạn đầu tiên, mà còn vì việc sử dụng đó đã dẫn tới một nền văn hóa, trong đó các phôi thai bị coi như là các tiện lợi hơn là các bản vị con người qúy báu.
Chúng tôi hiểu nổi khổ đau của các cặp vợ chồng không thể có con. Nhưng chúng tôi cũng tin rằng việc nghiên cứu tìm tòi để giải quyết vấn đề phải nằm trong khuôn khổ luân lý đạo đức, tôn trọng phẩm giá của các bào thai giống y như phẩm giá của người lớn.
Lịch sử cứu độ của Chúa Giêsu Kitô cho thấy nhân loại khổ đau, khi nó quên đi hay không biết đến sự kiện Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa và chúng ta là các thụ tạo của Người. Và chúng ta chỉ là người trọn vẹn, khi sống phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa, bằng cách tôn trọng phẩm giá đặc biệt được ban cho mọi người (SD 4.5-10-2010).
bài liên quan mới nhất

- Nhà nguyện Sistine chuẩn bị đón các Hồng y tham dự Mật nghị ngày 7 tháng Năm
-
Một vài chi tiết liên quan đến Mật nghị -
Các Hồng y thảo luận về tình hình kinh tế tài chính của Tòa Thánh -
Liên Hiệp quốc tưởng nhớ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô -
Các Hồng y xin các tín hữu cầu nguyện cho các ngài trong việc chọn Giáo hoàng -
Hồng y đoàn bỏ phiếu vào lúc nào? -
Xác định quyền bầu Giáo hoàng của tất cả các Hồng y cử tri -
Hồng y đoàn thông báo Thánh lễ trước Mật nghị tại Phiên họp Khoáng đại lần thứ sáu -
Mật nghị Hồng y: Ai sẽ bầu chọn Giáo hoàng kế tiếp? -
Tang lễ Đức Thánh cha Phanxicô: Một làn sóng tình cảm thực sự, không chỉ là một sự kiện truyền thông
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y