Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Tin Lành Luther Đức

VATICAN. Mặc dù có những khó khăn, ĐTC Biển Đức 16 tiếp tục tỏ ra hy vọng và kêu gọi đẩy mạnh việc đối thoại đại kết giữa Công giáo và Tin Lành Luther.
Ngày bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến 20 thành viên phái đoàn 8 Giáo hội Tin Lành Luther hiệp nhất tại Đức (VELKD) đến viếng thăm tại Italia từ ngày 22 đến 26-1-2011, dưới sự hướng dẫn của vị chủ tịch là GM Friedlich thuộc Giáo hội Luther bang Bavière.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói: ”Đối với nhiều người ngày nay, mục đích chung là sự hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình của các tín hữu Kitô dường như xa vời thêm. Các đối tác trong cuộc đối thoại đại kết có những quan niệm rất khác nhau về sự hiệp nhất Giáo hội. Tôi chia sẻ mối lo âu của nhiều tín hữu Kitô e ngại rằng những thành quả của hoạt động đại kết, đặc biệt là quan niệm về Giáo hội và thừa tác vụ, không được những người đối tác đại kết đón nhận đầy đủ. Dầu vậy chúng ta hướng nhìn về tương lai với đầy niềm hy vọng. Cả khi những căng thẳng giữa các tín hữu Kitô là một chướng ngại, cản trở sự biểu lộ trọn vẹn đặc tính Công giáo trong đời sống thực tế của Giáo hội.., chúng ta vẫn tin rằng rằng dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh, công cuộc đối thoại đại kết là một dụng cụ quan trọng trong đời sống Giáo hội để vượt thắng chướng ngại nói trên”.
ĐTC nhắc đến cuộc đối thoại song phương giữa Giáo hội Công giáo và các Giáo hội Tin Lành Luther tại Đức từ năm 2009 về đề tài ”Thiên Chúa và Phẩm Giá con người”. Đề tài này có liên hệ tới những vấn đề trong thời gian gần đây về việc bảo vệ và phẩm giá con người cũng như những vấn đề cấp thiết về gia đình, hôn nhân và tính dục. Ngài nói ”Thật là điều đáng tiếc vì có những dị biệt mới về tôn giáo liên quan tới những vấn đề quan trọng như vậy”.
Sau cùng, ĐTC đề cập đến việc kỷ niệm 500 năm cuộc cải cách của Martin Luther, mừng vào năm 2017 tới đây. Ngài mời gọi các tín hữu Công giáo và Tin Lành Luther cử hành biến cố này, không phải dưới hình thức đắc thắng, nhưng như một sự tuyên xưng niềm tin của chúng ta nơi Chúa Ba Ngôi. Đây cũng là cơ hội cầu nguyện chung và xin ơn tha thứ của Chúa Giêsu Kitô về những bất công và chia rẽ gây ra cho nhau (SD 24-1-2011)
bài liên quan mới nhất

- Đức Lêô XIV nói về cái chết trong buổi đọc Kinh Truyền Tin tại Castel Gondolfo
-
Đức Lêô XIV dâng lễ ở Castel Gandolfo: Hãy noi gương Đức Kitô, Người Samari nhân hậu -
Phỏng vấn thần học gia Simone Morandini về Thánh lễ “cầu cho việc bảo vệ công trình tạo dựng” -
Miễn trừ nghĩa vụ tham dự Thánh lễ cho di dân đang sợ bị truy quét -
Đức Lêô nói với người cao tuổi: Hy vọng là nguồn vui -
Sứ điệp Đức Thánh Cha cho ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ V năm 2025: “Phúc cho ai không mất hy vọng” -
Đức Thánh cha Lêô XIV cử hành Thánh lễ đầu tiên cầu cho việc “bảo vệ công trình tạo dựng” tại Làng Laudato Si’, Castel Gandolfo -
Đức Lêô XIV: Khủng hoảng sinh thái & cái nhìn chiêm niệm -
Thượng Hội đồng: Đức Lêô XIV lập nhóm suy tư về phụng vụ -
Hướng dẫn mới cho giai đoạn thực hiện Thượng Hội Đồng
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y