Bất đồng về đối thoại với Trung Quốc

Tòa Thánh nên mở các kênh liên lạc thân thiện và không chính thức với các giám mục ở Trung Quốc. Hai nhà quan sát kỳ cựu về Giáo hội Trung Quốc bất đồng với nhau về cách thức đối thoại giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh sau vụ phong chức bất hợp pháp ở Thành Đức hồi tháng 11 và Đại hội đại biểu Công giáo toàn quốc hồi tháng 12 năm ngoái. Cả hai sự kiện này đều bị Vatican lên án.
Linh mục người Bỉ Jeroom Heyndrickx nghĩ không nên ngăn cản chính sách đối thoại lâu dài vì đây là “nghĩa cử khoan hồng và mang tính lịch sử” được Đức Thánh Cha Phaolô VI xúc tiến từ năm 1970.
Ngài kêu gọi Tòa Thánh nên mở kênh liên lạc thân thiện và không chính thức với các giám mục tại Trung Quốc để hiểu được quan điểm của các ngài về tình hình sau vụ Thành Đức vì hiểu lầm thường xảy ra do thiếu thông tin.
Các giám mục Trung Quốc đại lục rất hào hứng về cơ hội phát triển Giáo hội tại Trung Quốc và sẵn sàng tận dụng nhiều cơ hội để truyền giáo tại Trung Quốc, theo cha Heyndrickz, giám đốc Viện Ferdinand Verbiest tại đại học Công giáo Leuven ở Bỉ.
Tòa Thánh nên cố gắng tìm hiểu các giám mục đại lục “trước khi trả lời các câu hỏi như có nên trừng phạt một người nào đó hay không, nên trừng phạt ai và trừng phạt như thế nào”, vì có nhiều dấu hiệu cho thấy mức độ đối thoại này bên trong Giáo hội chưa thỏa đáng.
Tuy nhiên, mặc dù đồng ý cần có đối thoại và thỏa hiệp nhưng Đức Hồng y Joseph Zen Ze-kiun ở Hồng Kông nhận thấy “đã đến lúc phải dừng lại” vì Tòa Thánh “đã đi đến mức không thể thỏa hiệp được nữa”.
Ngài nói các tín hữu tại Trung Quốc đang chờ việc làm rõ Giáo hội sẽ như thế nào sau những vụ việc này nhưng chỉ vô ích mà thôi.
“Chúng ta không thể từ bỏ các nguyên tắc đức tin của chúng ta và kỷ luật căn bản của Giáo hội chỉ để làm hài lòng chính quyền Bắc Kinh” – Đức Hồng y nói.
bài liên quan mới nhất

- Trực tiếp Cuộc rước vào Mật viện Bầu Giáo Hoàng (7/5)
-
Bài giảng trong Thánh lễ cầu nguyện cho việc bầu chọn Giáo hoàng -
Các viên chức và nhân viên phục vụ Mật nghị tuyên thệ giữ bí mật -
Trực tiếp Thánh lễ cầu nguyện cho việc Bầu Giáo Hoàng -
Khởi đầu Mật nghị: 7 bước chi tiết -
Nhà nguyện Sistine nói về sự hiện diện của Thiên Chúa -
Phiên họp chung thứ 12: các Hồng y chú trọng vào các phẩm chất cần thiết của Giáo hoàng tương lai -
Chuẩn bị cho Mật nghị: nơi cư trú của các Hồng y cử tri; vấn đề an ninh; thông tin -
Tên của Giáo hoàng, “giấy khai sinh” của Giáo hoàng mới -
Giáo hoàng được bầu như thế nào?
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y