Thứ Ba tuần 17 Thường niên (+video)
Mt 13,36-43
“Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng
trong ruộng cho chúng con nghe.” (Mt 13,36)
Chúa Giêsu giải thích dụ ngôn lúa và cỏ lùng.
Với dụ ngôn này, Chúa muốn cho chúng ta thấy Ngài sẵn sàng chấp nhận tình trạng pha trộn tốt xấu trong Nước của Thiên Chúa trong giai đoạn trần thế.
1. Chúa muốn chúng ta cũng hãy biết chấp nhận nhau.
Đây là câu chuyện có thật. Chuyện này cho chúng ta thấy việc chấp nhận nhau trong cuộc sống sẽ đem lại nhiều niềm vui và hạnh phúc cho nhau: Học giả Lâm Ngữ Đường nổi tiếng là người chiều vợ. Để cho vợ vui, ông thường ngồi trên chiếc ghế tựa, miệng hút xì gà lắng nghe vợ nói chuyện, thỉnh thoảng lại phụ họa vài câu. Nếu vợ tức giận, ông sẽ chẳng nói một câu nào. Tuyệt chiêu của ông là: nói ít tốt hơn nói nhiều. Ông cho rằng, vợ chồng cãi cọ nhau chẳng qua là do bất đồng ý kiến, tức giận, nói thêm một câu càng làm cho tình hình thêm căng thắng. Ông thường dùng sự khôi hài để “điều hòa âm dương”. Ông còn khuyên người khác: “Lúc vợ vui, bạn nên chiều theo ý cô ấy. Lúc vợ tức giận, bạn nên nhường nhịn cô ấy”.
Vợ ông chúa ghét người khác nói cô ấy mập, thích nhất được người khác khen cô ấy có chiếc mũi dọc dừa vừa cao vừa thẳng. Vì thế, mỗi khi vợ không vui, Lâm Ngữ Đường đến gần vuốt chiếc mũi của vợ, khiến cô ấy phải bật cười. Có nhiều khi, sau bữa ăn, ông còn giúp vợ rửa bát. Vợ ông rất sợ tiếng bát vỡ cùng với sự vụng về của ông trong công việc bếp núc, nhưng nghĩ đến sự thành tâm của chồng, cô ấy để mặc cho ông “biểu diễn”.
Đối với việc trang điểm của phụ nữ, ông không hề bủn xỉn chút nào. Ông biết vợ rất coi trọng giày dép, nên mỗi khi đi ngang qua tiệm giày, ông thường để cho vợ vào chọn mua giày, còn mình thì dắt con đi xem những cửa hàng bên cạnh.
Học giả Lâm Ngữ Đường nói: “Những ký ức trong những ngày tháng gian khổ là những ký ức ngọt ngào nhất”.
Mặc dù hai vợ chồng ông lúc còn trẻ rất nghèo, nghèo đến nỗi không có tiền đến rạp xem phim, nhưng tuần nào họ cũng đến thư viện mượn một chồng sách về. Hai người cùng nằm bên ngọn đèn dầu đọc sách thâu đêm. Thú vui này của họ được duy trì đến lúc già. Ông Lâm Ngữ Đường đã chứng tỏ cho mọi người thấy: khi vợ chồng chung sống hòa thuận với nhau thì nghèo túng không đồng nghĩa với “khổ”. Hai vợ chồng luôn cảm nhận được những niềm vui mình dang có và cố gắng cùng nhau tận hưởng niềm vui đó.
Schopenhauer đã nói thật chí lý: “Chúng ta ít khi nghĩ đến những cái chúng ta có, mà chỉ nghĩ đến những cái mà ta không có. Đó là nguyên nhân hầu của hết những thảm trạng đời ta. Chính nó đã gây ra nhiều sự đau khổ hơn bất cứ cuộc chiến tranh hay bệnh thiên thời nào trong lịch sử trái đất này.”
2. Bài học kiên nhẫn.
Kiên nhẫn là một trong những bộ mặt của niềm hy vọng Kitô giáo. Con người làm nên lịch sử, nhưng chính Thiên Chúa mới là Đấng hướng dẫn mọi nẻo đường về với Người. Đó là bài học mà có lẽ Giáo Hội muốn nhắn gửi chúng ta qua bài Tin Mừng hôm nay.
Ta hãy tập kiên nhẫn như Chúa đối với những người xấu. Schopenhauer bảo: “Trên đường đời, hành lý quan trọng nhất phải mang theo là lòng nhẫn nhục”.
Chúa kiên nhẫn vì:
a/ Ngài chờ kẻ xấu ăn năn. “Cây lau bị dập Ngài không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét Ngài không nỡ tắt đi”(Mt 12,20); “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn trở lại và được sống”(Ed 33,11)
b/ Vì tôn trọng tự do mà Người đã ban cho mỗi người.
Một trong những câu chuyện dân gian hay nhất ở vùng cận Đông còn truyền tụng lại là câu chuyện về ông Abraham:
Abraham là người rất tốt bụng. Ông thường dời bữa ăn sáng lại chờ đến khi có một người đói đến để cùng chia sẻ bữa ăn với ông. Một ngày nọ, có một cụ già đi ngang qua và được ông mời vào và được dùng bữa.
Nhưng trước khi dùng bữa, Abraham nghe thấy cụ già thì thầm đọc lời kinh của người ngoại đạo, ông liền mời cụ già đi nơi khác. Cụ già chưa đi khuất, thì Abraham nghe tiếng Chúa trách:
- “Abraham! Abraham! Ta đã cung cấp lương thục để nuôi sống cụ già trên 80 năm qua, mặc dù cụ không phải là người tin thờ Ta, thế mà con không đủ kiên nhẫn và nhân từ để chia sẻ một bữa ăn với cụ sao?”
Thư 2 Phêrô 3,15: “Và anh em hãy biết rằng, Chúa chúng ta tỏ lòng kiên nhẫn chính là để anh em được cứu độ, như ông Phaolô, người anh em thân mến của chúng ta, đã viết cho anh em, theo ơn khôn ngoan Thiên Chúa đã ban cho ông”.
Lời của mẹ Têrêsa: “Hãy thật chân thành khi tiếp xúc với nhau và có lòng can đảm để chấp nhận lẫn nhau. Hãy luôn ghi nhớ cộng đồng của chúng ta không bao gồm những người đã nên thánh, mà gốm những người đang cố trở thành thánh nhân. Vì vậy, chúng ta hãy thật kiên nhẫn với lỗi lầm và thất bại của nhau”. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Ngày 08/09: Sinh nhật Đức Trinh nữ Maria (+video)
-
Chúa nhật 23 Thường niên năm B (+video) -
Thứ Bảy tuần 22 Thường niên (+video) -
Thứ Sáu tuần 22 Thường niên (+video) -
Thứ Năm tuần 22 Thường niên (+video) -
Thứ Tư tuần 22 Thường niên (+video) -
Thứ Ba tuần 22 Thường niên (+video) -
Thứ Hai tuần 22 Thường niên (+video) -
Chúa nhật 22 Thường niên năm B (+video) -
Thứ Bảy tuần 21 Thường niên (+video)
bài liên quan đọc nhiều
- Thứ Năm Tuần Thánh: Thánh lễ Tiệc Ly (+video)
-
Chúa nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (+video) -
Thứ Bảy tuần 5 Phục sinh (+video) -
Ngày 29/06: Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, tông đồ (+video) -
Thứ Bảy tuần 6 Phục sinh (+video) -
Thứ Sáu tuần 6 Phục sinh (+video) -
Thứ Năm tuần 6 Phục sinh (+video) -
Thứ Năm tuần 7 Phục sinh (+video) -
Thứ Hai tuần 6 Phục sinh (+video) -
Thứ Bảy tuần 7 Phục sinh (+video)