Sách Nhịp Sống Tin Mừng tháng 02-2019

... Thực ra, có ‘an cư’ mới ‘lạc nghiệp’, nên cứ sự thường chẳng ai muốn phiêu cư cho vất vả, cho cực tấm thân, lại còn bị bắt nạt, bị khi dể, kỳ thị, bị áp bức nơi đất khách quê người để rồi rơi vào nhiều cạm bẫy, nhiều cám dỗ, nhiều hoàn cảnh éo le như đã nói trên đây. Những khó khăn chập chùng về vật chất và tinh thần nơi xứ lạ khiến người ta dễ vướng mắc vào những tệ nạn khi muốn sinh tồn, muốn thăng tiến ở những nơi ấy…
Dù đi kèm với bao khó khăn gian truân, nhưng hiện tượng di dân lại đã có từ khi con người xuất hiện trên trái đất và vẫn tiếp diễn trong suốt chiều dài lịch sử loài người. Hiện tượng này phát xuất từ rất nhiều động cơ: kinh tế, xã hội, chính trị, tôn giáo...
Thấu hiểu những nỗi khổ của những con người xa xứ này, Thiên Chúa đã phán trong Kinh Thánh: “Khi có ngoại kiều cư ngụ với (các) ngươi trong xứ các ngươi, các ngươi đừng bức hiếp nó. (Các) ngươi phải đối xử với người ngoại kiều cư ngụ với các ngươi như với một người bản xứ, một người trong các ngươi; (các) ngươi phải yêu nó như chính mình, vì các ngươi đã từng là ngoại kiều tại đất Ai Cập” (Lv 19, 33-34)...
Chính vì thế, Giáo hội đã nói rất rõ: Ngay cả những người không có giấy phép cư trú vẫn có các quyền căn bản của con người, mà kẻ khác không được chối bỏ các quyền này của họ (Docat trang 226). Ủy ban Mục vụ Di Dân của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã phổ biến văn kiện “Hướng dẫn Mục vụ Di Dân” nói lên tấm lòng và những nỗ lực cụ thể nhằm trân trọng, nâng đỡ và mang lại những điều tốt đẹp cho di dân...
Không chỉ vì di dân hết sức cần thiết cho sự tăng trưởng hài hòa của thế giới, mà chính yếu vì đức ái đối với những người gặp khó khăn, Giáo Hội đã coi việc đồng hành với di dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng mình. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề ra định hướng mục vụ cho năm 2019 là “Đồng hành với những gia đình gặp khó khăn” trong đó có các gia đình di dân. Và đồng hành thì cần có sự trân trọng lắng nghe và đồng cảm.
Trong bài “Lắng nghe tích cực khi đồng hành với các gia đình”, linh mục Hoàng Ngọc Dũng đã phân tích động từ lắng nghe theo ngôn ngữ Trung Hoa. Trong ngôn ngữ Trung Hoa, động từ lắng nghe (thính) được cấu tạo bởi năm chữ:
- Chữ tai (nhĩ): lắng nghe lời nói và cung giọng của người đối diện.
- Chữ mắt (nhãn): lắng nghe bằng cách dùng đôi mắt mà quan sát những biểu hiện trên khuôn mặt, dáng điệu, cử chỉ, hành động… của người đối diện
- Chữ tim (tâm): lắng nghe bằng con tim hay tấm lòng.
- Chữ một (nhất): lắng nghe bằng cách tập trung tâm trí vào điều người đối diện muốn trình bày.
- Chữ vua (vương): lắng nghe với sự trân trọng người đối diện giống như đang lắng nghe một vị vua.
Lắng nghe những đôi vợ chồng di dân gặp khó khăn - với những cung cách đặc biệt như thế - không phải để đưa ra một lời khuyên răn giáo điều nào, mà là giúp họ cũng biết lắng nghe nhau cách tích cực để thực sự quan tâm đến nhau, giúp nhau vượt qua thử thách và xây dựng hạnh phúc vững bền.
Linh mục Hoàng Ngọc Dũng cũng phân tích động từ “LẮNG NGHE” trong tiếng Anh với sáu mẫu tự L-I-S-T-E-N:
L có thể hiểu là Love - Yêu thương: Lắng nghe tích cực là yêu thương, đón nhận người khác như họ là, không vội đưa ra bất cứ một phán xét nào về họ, nhưng đặt mình vào hoàn cảnh của họ mà lắng nghe và tìm hiểu.
I có thể hiểu là Invite - Mời gọi: Lắng nghe tích cực là mời gọi người đối diện tự bộc lộ bản thân và cởi mở cõi lòng qua những câu hỏi mở như “Bạn có ý muốn nói gì về điều đó?”; “Hãy nói cho tôi biết rõ hơn suy nghĩ của bạn về điều đó?”; “Cảm xúc về mẹ của bạn như thế nào?”… Tránh đặt các câu hỏi chỉ có thể được trả lời bằng “có” hoặc “không”.
S có thể hiểu là Summarize - Tóm tắt: Lắng nghe để có thể đúc kết những gì đã nghe, hầu xác minh được rằng ta hiểu vấn đề của người đó (bằng cách phát biểu những câu như: “Khi nghe bạn nói rằng ..., tôi hiểu là…”).
T có thể hiểu là Timely - Đúng lúc, kịp thời: Lắng nghe để phản ánh cảm xúc của người đối diện vào đúng thời điểm thích hợp (Tránh dùng những lời phê bình, nhận xét nặng lời rất dễ gây tổn thương cho người đối diện).
E có thể hiểu là Even - điềm đạm, bình thản. Lắng nghe thật bình tĩnh, đừng vội phản ứng. Hãy kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ thật kỹ trước khi nói vì thường những người cần sự trợ giúp đang ở trong tình trạng bất an. Làm sao ta có thể mang lại bình an cho họ khi ta mất bình tĩnh và không còn bình an trong tâm hồn nữa?
N có thể hiểu là Nonverbal - Ngôn ngữ không lời: Lắng nghe với những biểu hiện trên khuôn mặt - như một ánh mắt kiên định, một nụ cười ấm áp - giúp người đối diện biết rằng ta đang lắng nghe và nâng đỡ họ.
Trên đây là trích đoạn của bài "Đồng hành với các gia đình di dân" trong sách Nhịp Sống Tin Mừng tháng 02 năm 2019 có chủ đề MÙA XUÂN THIÊN DI, với các nội dung phong phú, đặc biệt là các phần sau đây:
Bối cảnh Tin Mừng, trang 39
Chủ đề: Mùa Xuân Thiên Di, trang 13
Hát mãi bài đồng dao Tháng Giêng, trang 19
Chatbot truyền giáo, trang 20
Hết năm Mậu Tuất - nói chuyện Kỷ Hợi, trang 25
Thời sự Công giáo đáng nhớ, trang 70
Đồng hành với các gia đình di dân , trang 74
Giáo xứ Chợ Quán: Hiệp nhất để phát triển, trang 84
‘Mục Vụ Đời Nữ Tu’ và Một triệu Podcasts, trang 98
Thơ của Đời sống Thánh hiến, trang 103
Kính mời mọi người đón xem và rất mong đón nhận được những ý kiến đóng góp, những bài viết, cùng sự ủng hộ của Quý Độc Giả.
Kính chúc Quý Độc Giả luôn được tràn đầy ân lộc của Thiên Chúa.
Ban Biên tập NSTM
bài liên quan mới nhất

- Phân định và hiệp hành: Canh tân để loan báo Tin Mừng
-
Ủy ban Loan báo Tin mừng gợi ý suy niệm chầu Thánh Thể tháng 6/2025 -
Diễn văn của Đức Thánh Cha Lêô XIV cho các Hội Giáo hoàng Truyền giáo ngày 22/5/2025 -
Ủy ban Giáo dân - Thường huấn Tháng 5/2025: Đời sống chứng nhân và trách nhiệm cá nhân -
Anh chị em dân tộc thiểu số tham gia vào đời sống Giáo hội -
ĐGH Phanxicô, “Nhà truyền giáo của thời đại” - Tóm tắt Giáo huấn của ĐGH Phanxicô về loan báo Tin mừng -
Ủy ban Loan báo Tin mừng gợi ý suy niệm chầu Thánh Thể tháng 5/2025: Thi hành sứ vụ -
Được mời gọi rao giảng Tin Mừng online: Năm Thánh dành cho các thừa sai kỹ thuật số -
Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 4/2025: Hiệp thông và trách nhiệm thi hành sứ mạng -
Người nghèo tham gia vào đời sống Giáo hội
bài liên quan đọc nhiều

- Đức Thánh Cha nhắc lại lời mời cầu nguyện cho Thượng Hội đồng
-
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng -
Suy tư về Ngày Thế giới Người nghèo năm 2023 -
Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Kitô hữu năm 2024 -
Giáo dân truyền giáo -
Truyền giáo Việt Nam hiện nay: Ánh sáng và bóng tối -
Canh tân hoạt động loan báo Tin Mừng tại Việt Nam ngày nay -
Rao giảng Lời Chúa: lịch sử và thần học -
Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025 -
Lời Chúa sống động nơi một cuộc đời cụ thể