Đức Thánh Cha Phanxicô: không có Chúa Kitô, không có định hướng

VATICAN - Chúa Kitô là Chân Lý hướng dẫn cuộc sống của chúng ta. Có Chúa Giêsu ở bên, chúng ta có thể an tâm tiến bước.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin vói hàng ngàn tín hữu hành hương tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô Trưa Chúa nhật hôm qua 22/07. Trong bài huấn dụ ngắn Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến!
Trang Tin Mừng hôm nay (Mc 6,30-34) tường thuật cho chúng ta thấy, sau sứ vụ đầu tiên của các ông, các các tông đồ tụ hội lại bên Chúa Giêsu và thuật lại với Người mọi việc các ông đã làm và đã giảng dạy (c.30). Sau khi trải nghiệm sứ vụ, chắc chắn các ông có nhiều điều thú vị nhưng cũng không tránh sự mệt mỏi, các ông có nhu cầu nghỉ ngơi. Và Chúa Giêsu, với đầy sự hiểu biết, quan tâm đến các tông đồ, muốn bảo đảm cho các ông một chút nhẹ nhõm, an ủi; Chúa nói: “Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút” (c.31). Nhưng lần này ý định của Chúa Giêsu không thể thực hiện được bởi đám đông đoán được nơi vắng vẻ mà Chúa Giêsu cùng với các môn đồ sẽ dùng thuyền đi đến đó; họ đã đến trước khi Chúa và các tông đồ đến.
Thấy, chạnh lòng thương, dạy dỗ
Đức Thánh Cha giải thích: Điều tương tự cũng có thể xảy ra hôm nay. Đôi khi chúng ta không thể thực hiện được các kế hoạch, hoạt động của chúng ta, bởi vì một điều bất ngờ xảy ra, một điều chúng ta không thể biết trước, làm xáo trộn các chương trình của chúng ta và đòi hỏi sự linh hoạt và sẵn sàng cho nhu cầu của người khác. Trong những trường hợp này, chúng ta được mời gọi noi theo mẫu gương của Chúa Giêsu đó là: “Ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng rất đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều” (c. 34).
Với câu ngắn này, tác giả Tin Mừng cho chúng ta một tia sáng với cường độ nhẹ để chúng ta có thể chụp ảnh đôi mắt của Thầy Chí Thánh và Lời giảng dạy của Ngài. Chúng ta hãy quan sát ba động từ: thấy, động lòng thương, dạy dỗ. Chúng ta có thể gọi các động từ này là động từ của vị Mục Tử. Cái nhìn của Chúa Giêsu không phải là một cái nhìn trung lập hoặc tệ hơn, lạnh lùng và xa cách, bởi vì Chúa Giêsu luôn nhìn bằng con mắt của trái tim. Trái tim dịu dàng và tràn đầy sự cảm thông của Chúa Giêsu hiểu được những nhu cầu còn ẩn giấu nơi con người. Hơn nữa, lòng trắc ẩn của Ngài không chỉ đơn giản là một phản ứng của tình cảm, cảm xúc đối với tình trạng khó khăn của dân chúng, nhưng còn hơn thế nữa: Đó là thái độ của Thiên Chúa đối với con người và lịch sử của con người. Chúa Giêsu xuất hiện như hiện thân của sự quan tâm và ân cần của Thiên Chúa đối với dân Ngài.
Chúa Giêsu xúc động khi thấy tất cả dân chúng cần được hướng dẫn và trợ giúp, người ta hy vọng rằng Ngài sẽ thực hiện một phép lạ nào đó. Nhưng không, trái lại Ngài dạy họ nhiều điều. Đây là bánh đầu tiên mà Đấng Mêsia cung cấp cho đám đông đang đói khát và bất ổn: bánh của Lời.
Chúa Giêsu trao ban Lời chân lý
Sau kinh Truyền Tin Chúa nhật 22/07/2018 Đức Thánh Cha bày tỏ sự gần gũi với nạn nhân của các vụ đắm tàu trong những tuần gần đây ở vùng biển Địa Trung Hải, trong những chiếc xà lan đưa người di cư. Ngài rất đau buồn trước những thảm kịch này và cầu nguyện cho những người đã khuất và gia đình của họ. Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy hành động dứt khoát và kịp thời để những thảm kịch như vậy không xảy ra nữa, và để bảo đảm an toàn, tôn trọng quyền và phẩm giả của tất cả mọi người.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau, đặc biệt là các tín hữu thuộc giáo phận Rio do Sul, Brasil, các bạn trẻ đến từ Giáo phận Sevilla ở Tây Ban Nha và Giáo phận Pelplin, Ba Lan; những người đang tham dự những ngày cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới. (Rei 22/0/2018)
(Nguồn: Vatican, ngày 22/07/2018)
bài liên quan mới nhất

- Đức Thánh cha Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma
-
Chúa nhật 18/5, Thánh lễ khai mạc triều Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Lêô XIV -
Bài giảng lễ của Đức Thánh Cha Lêô XIV trong Thánh lễ cử hành với các Hồng y cử tri -
Ký ức của Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV về Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô -
Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam” -
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV -
Robert Francis Prevost - Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y