ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân
ĐTC Phanxicô gặp thân nhân các nạn nhân của bom nguyên tử ở Hiroshima (Vatican Media)
Cuối buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 20/1/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi tất cả các quốc gia làm việc hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi loại bỏ vũ khí hạt nhân hai ngày trước khi Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân bắt đầu có hiệu lực vào thứ Sáu ngày 22/1 tới đây,.
Hiệp ước này là công cụ quốc tế ràng buộc pháp lý đầu tiên cấm các quốc gia ký kết phát triển, thử nghiệm, sản xuất, dự trữ, xây dựng, chuyển giao và sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.
Đức Thánh Cha đưa ra lời kêu gọi: “Tôi đặc biệt khuyến khích tất cả các quốc gia và tất cả mọi người quyết tâm hành động để thúc đẩy các điều kiện cần thiết cho một thế giới không có vũ khí hạt nhân, đóng góp vào sự tiến bộ của hòa bình và hợp tác đa phương mà nhân loại rất cần ngày nay.”
Tác động hủy diệt
Đề cập đến tác hại không phân biệt của chúng, Đức Thánh Cha nói rằng vũ khí hạt nhân "tấn công một số lượng lớn người trong một khoảng thời gian ngắn và gây ra thiệt hại lâu dài cho môi trường."
Ngài cũng khuyến khích tất cả các quốc gia và người dân “làm việc với quyết tâm thúc đẩy các điều kiện cần thiết cho một thế giới không có vũ khí hạt nhân”. Và cách tốt nhất để làm điều này là “đóng góp vào việc thúc đẩy hòa bình và hợp tác đa phương, điều mà nhân loại rất cần”.
Vatican phê chuẩn Hiệp ước
Vatican trở thành quốc gia đầu tiên ký và phê chuẩn Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân. Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng của Vatican đã ký Hiệp ước tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York vào ngày 20/9/2017, ngày đầu tiên Hiệp ước được mở cho các nước ký.
Vào cuối tháng 10 năm 2020, Hiệp ước đã đạt được 50 chữ ký cần thiết ; Hiệp ước sẽ có hiệu lực vào ngày 22/1/2021.
Nguồn: Vatican News
bài liên quan mới nhất

- Trực tiếp Cuộc rước vào Mật viện Bầu Giáo Hoàng (7/5)
-
Bài giảng trong Thánh lễ cầu nguyện cho việc bầu chọn Giáo hoàng -
Các viên chức và nhân viên phục vụ Mật nghị tuyên thệ giữ bí mật -
Trực tiếp Thánh lễ cầu nguyện cho việc Bầu Giáo Hoàng -
Khởi đầu Mật nghị: 7 bước chi tiết -
Nhà nguyện Sistine nói về sự hiện diện của Thiên Chúa -
Phiên họp chung thứ 12: các Hồng y chú trọng vào các phẩm chất cần thiết của Giáo hoàng tương lai -
Chuẩn bị cho Mật nghị: nơi cư trú của các Hồng y cử tri; vấn đề an ninh; thông tin -
Tên của Giáo hoàng, “giấy khai sinh” của Giáo hoàng mới -
Giáo hoàng được bầu như thế nào?
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y